Hạt ngon cho sức khỏe vàng
PHẦN I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÂY MẮC CA
1. NGUỒN GÓC VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ MẮC CA
Mắc ca có tên quốc tế là Macadamia, có nguồn gốc tự nhiên ở rừng ở Bang Qeensland (Úc), hiện đang được phát triển ở 11 quốc gia. Sau hơn 100 nam thế giới đã phát triển được trên 451 ngàn ha (đứng đầu là Úc, sau đó là Nam Phi, Mỹ, Trung Quốc…). Tổng Sản lượng hạt Mác ca năm 2020 ước đạt khoảng 224.411 tấn hạt khô. Ngành chế biến hạt Mắc ca trên thế giới đang phát triển mạnh trong 10 năm trở lại đây, sản lượng chế biến và quy mô giao dịch thương mại tăng từ 27.894 tấn nhân năm 2010 lên 62.875 tấn nhân vào năm 2020; Úc và Nam Phi hiện là các nhà cung cấp nhân Mắc Ca hàng đầu thế giới , đều chiếm tỷ trọng 25% tổng sản lượng toàn cầu.
Quả mắc ca có thành phần ăn chủ yếu của hạt là nhân với tỷ lệ là 30 – 40%, có tỷ lệ dầu béo (đa số là dầu rất quý – dầu béo không no Omega3, 6, 7, không để lại Cholecterol) chiếm tới 78% - cao nhất trong các loại cây có dầu (hạnh nhân 51%, điều 47%, lạc 44,8%), nhân hạt còn chứa đường 10%, đạm (protein) 9,2%, nhiều vitamin, chất khoáng có ích như: Kali 0,37%, Phốt – Pho 0,17%, Ma-nhê 0,12%, vì thế Mắc ca là nguyên liệu đa dạng cho các ngành chế biến kẹo, thực phẩm, mỹ phẩm cao cấp (kem dưỡng da, chống nắng), là thức ăn phù hợp cho các lứa tuổi, rất tốt cho người ăn kiêng, tiểu đường, huyết áp, mỡ máu,…
Cây Mắc ca được đưa về Việt Nam trồng từ năm 1994, đến nay cả nước đã trồng trên 19.000 ha. Diện tích cho thu hoạch là 6.853 ha, sản lượng năm 2021 ước đạt 8.840 tấn hạt. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Mắc ca chủ yếu là trong nước và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc.
2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Mắc ca có lá xanh quanh năm, thân gỗ, có quả hạch với hạt vỏ cứng, nhân ăn có vị thơm bùi, béo ngậy hấp dẫn. cây có tuổi thọ đến 100 năm, có thời gian khai thác kinh tế 40 – 60 năm.
Mắc ca là cây ưa sáng nên không trồng dưới tán cây khác.
Cây mắc không chịu được ngập, úng nên không trồng ở nơi đất có độ thoát nước kém.
3. NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ
Cây Mắc ca có nguồn gốc từ vùng á nhiệt đới nên thích hợp với khí hậu mát, khô và ẩm xen kẽ (nhiệt độ trung bình năm từ 15 – 30oC, thích hợp nhất và cho năng suất cao nhất khoảng 20 – 25oC). Riêng giai đoạn ra hoa, cây Mắc ca yêu cầu nhiệt độ ban đêm từ 15 – 200C kéo dài từ 7 – 10 ngày để phân hóa mầm và giúp cây ra nhiều hoa.
4. LƯỢNG MƯA
Lượng mưa thích hợp khoảng 1500 – 2500mm/năm.
5. ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI
Đất nằm trong vùng có điều kiện sinh thái thích hợp với cây Mắc ca, ít bị ảnh hưởng của gióbão.
Đất có tầng đất dày >0,7m, loại đất thịt nhẹ đến trung bình, thoát nước tốt, có độ dốc <450. Đối với đất thịt nặng hoặc đất sét cần cải tạo đất trước khi trồng.
Đất phải thuộc quyền quản lý và sử dụng của chủ đầu tư, phù hợp quy hoạch sử dụng đất của cấp có thẩm quyền.
PHẦN II: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MẮC CA
1. CHUẨN BỊ GIỐNG
Giống phải nằm trong bộ giống thuộc hiệp hội Mắc ca quy định và thích hợp với sinh thái của từng vùng, miền gồm: A38, A16, QN1, 246, 695, 741, 816, 842, 849, 800, 900.
Mỗi vườn trồng phải có từ 2 – 3 loại giống trở lên, nhưng trồng theo lô hoặc 5 -7 hàng để dễ chăm sóc và thu hoạch. Giống phải chuẩn bị đủ theo kế hoạch trồng trong năm (mật độ trồng x diện tích trồng mới trong năm), giống phải được tập kết đến vùng/vườn trồng trước khi trồng từ 1 – 2 tháng.
2. LÀM ĐAN, BÓN LÓT
- Phải dọn thực bì: Phát dọn thực bì, đánh các gốc cây to chuyển ra khỏi lô đất. Đối với đất trồng có nhiều cỏ tranh và dây mủ cần trú trọng diệt tân góc các loại cỏ này.
- San bằng: Đường đồng mức trên đất dốc nên thi công ở độ dốc từ 15 – 40 độ.
- Đào hố:
+ Đào hố theo hàng, đối với đất bằng bố trí hàng theo hướng đông – tây để tăng hiệu suất quang hợp cho cây trồng xen, đối với đất dốc bố trí hàng theo đường đồng mức, các hố được đào so le theo hình lanh sấu:
+ Kích thước hố (dài x rộng x sâu): 60cm x 60cm x 60cm. Tùy theo kích thước bầu đem trồng và điều kiện thổ nhưỡng của từng địa phương để điều chỉnh kích thước hố phù hợp nhưng không được nhỏ hơn kích thước 60cm x 60cm x 60cm.
- Bón lót:
+ Khử chua: Sau khi đào hố, tiến hành rắc vôi bột vào đất đã đào để 2 bên hố, xung quanh thành và đáy hố với liều liều lượng từ 1,0 – 1,5kg/hố; phơi hố từ 7 – 10 ngày trước khi lấp đất. Liều lượng vôi có thể điều chỉnh tăng, giảm theo độ chua của đất.
+ Trộn đều phần đất mặt cho xuống 2/3 hố. Phần đất còn lại được trộn đều với 20 – 30 kg phân hữu cơ ủ hoai, 0,5 – 1kg NPK tổng hợp, nếu đất nghèo thì bổ sung khoảng 1kg lân nung chảy, sau đó lấp xuống hố, cao hơn mặt hố 5 – 10cm, cắm cọc tiêu đánh dấu tim hố. Việc bón lót tiến hành trước khi trồng từ 30 – 45 ngày.
3. TRỒNG CÂY
- Thời vụ trồng: Đối với các tỉnh Đông Bắc có mưa xuân thì tiến hành trồng 2 vụ/năm: Vụ xuân; Vụ hè: Trồng vào đầu mùa mưa. Đối với các tỉnh còn lại: Trồng vào đầu mùa mưa. Đối với những vườn chủ động nguồn nước tưới thì có thể trồng quanh năm.
- Trước khi trồng, cần trộn lại tầng đất mặt trong hố một lần nữa, sau đó đào một hố nhỏ sâu 30 – 35cm, rộng 25 – 30cm ở chính giữa hố đã được lấp trước đó.
- Tháo bỏ dây cuốn mắt ghép để dây không thít và gây tổn thương cho cây, cắt bỏ các chồi thực sinh dưới mắt ghép.
- Dùng dao sạch, sắc cắt bỏ hẳn đáy bầu đất, rạch một đường thẳng đứng có độ dài khoảng 2/3 túi bầu từ dưới đáy bầu lên, đặt cây xuống hố vuông góc với mặt đất, bóc nhẹ túi bầu, tránh làm vỡ đất trong bầu.
- Lấp đất đến 2/3 túi bầu, rút túi bầu theo phương thẳng đứng, sau đó nén chặt xung quanh gốc cây, tiếp tục vun đất vào gốc cây, tạo bồn có đường kính khoảng 1,0m xung quanh góc cao hơn mặt hố khoảng 3 – 5cm. Khi trồng xong cắm cọc chéo 60 độ so với mặt đất và buộc dây cố định để cây không bị gió làm long gốc. Nếu vườn trồng có xuất hiện mối, thì tiến hành diệt mối theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì thuốc diệt mối.
PHẦN III: KỶ THUẬT CHĂM SÓC CÂY MẮC CA
1. CHĂM SÓC THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN (TỪ NĂM 1 ĐẾN NĂM 4)
- Phát dọn cỏ dại và xới xáo quanh gốc:
Chỉ xử lý cục bộ quanh gốc cây (2-3 lần/năm: Trước mùa mưa, giữa mùa mưa và sau mùa mưa) để đảm bảo cỏ, cây bụi không cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng của cây Mắc ca. không được dùng các loại thuốc trừ cỏ để diệt cỏ dại. lưu ý: Phá váng quanh gốc cây (nếu có).
- Bón thúc:
Tiến hành bón thúc từ 3-4 lần/năm. Loại phân và liều lượng theo bảng sau:
Đơn vị tính: kg/cây/năm
Năm trồng Loại phân | Năm thứ 1 | Năm thứ 2 | Năm thứ 3 | Năm thứ 4 |
Phân hữu cơ |
| 20 | 30 | 40 |
NPK (tổng hợp) | 0,6 | 0,9 | 0,9 | 1,2 |
Vôi bột | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,5 |
Lân | 0,2 | 0,3 | 0,5 | 0,8 |
kali | 0,2 | 0,3 | 0,5 | 0,8 |
- Kỹ thuật bón phân: Đào rãnh theo hình chiếu của tán cây, kích thước của rảnh: rộng 0,3, sâu 0,2 – 0,3m, trộn đều phân với đất trong rãnh và lấp hoặc đào 06 lỗ xung quanh góc cây theo hình chiếu tán kích thước 30 x 30 x 40cm áp dụng với năm thứ 3 trở đi. Riêng vôi bột rắc đều trên mặt bồn cây khi xới xáo.
- Tưới nước:
+ Đối với các dự án/vườn cây trồng vào đầu mùa thì chưa cần xây dựng hệ thống tưới. Riêng Tây Nguyên nên xây dựng hệ thống tưới trước khi trồng.
+ đối với những nơi có điều kiện xây dựng hệ thống tưới, có thể trồng vào mùa khô: cây mới trồng không có mưa cần tiến hành tưới bằng phương pháp nhỏ giọt, phun sương hoặc theo phương pháp truyền thống với tần suất tưới liên tục 01 ngày/lần, lượng nước từ 5 – 30 lít/lần/cây tùy theo tuổi cây.
- Cắt tỉa tạo tán (từ năm 1 đến năm 3):
Chuẩn bị dụng cụ: Kéo; Cưa cầm tay,… Thời điểm tỉa cành, tạo tán: Khoảng tháng 4, tháng 6, tháng 10.
1.1. Kiểu 1
- Khi cây ra nhiều chồi mới ở tầng nách lá đầu tiên, lựa chọn giữ lại 2 mầm to khỏe ở 2 hướng khác nhau phát từ thân chính so le nhau (sau khi bấm ngọn lần 1). Lưu ý: Chỉ bấm ngọn khi cành đã hóa gỗ, tuy nhiên không để quá già, cành phát triển quá cao gây lãng phí thời gian và dinh dưỡng nuôi cây.
- Sau khi 2 mầm phát triển thành cành dài 25 – 30cm, chọn 1 trong 2 cành bấm ngọn lần 2 (cành còn lại để nguyên phát triển bình thường), tại vị trí cành đã bấm ngọn tiếp tục tạo 2 mầm cấp 1 từ vị trí nách lá phù hợp. Như vậy, tổng thể cây sẽ có 3 cành cấp 1, trong đó 2 cành cấp 1 được tạo ra ở 1 vị trí (so le nhau).
1.2. Kiểu 2
Khi cây ra nhiều cành mới ở các tầng nách lá khác nhau, lựa chọn 3 cành toa khỏe, cân đối ở 3 hướng để tạo thành cành tán cấp 1 ở vị trí 2 hoặc 3 tầng nách lá liên tiếp phía trên cùng (sau khi bấm ngọn lần 1), ở mỗi tầng nách lá (vòng lá) giữ tối đa 2 cành theo 2 hướng khác nhau.
1.3. Kiểu 3
Trường hợp cây giống mang đi trồng đã có 1 thân chính và 2 cành cấp 1 trở lên ở độ cao khoảng 0,6m đến 0,8m so le nhau, đây là những cây tốt nhất phát triển tự nhiên tự phân cành cấp 1 (với những cây này không cần bấm ngọn trước khi trồng), giữ lại 2 – 3 cành khỏe ở các tầng nách lá (vòng lá) liên tiếp phía trên cùng để tạo cành tán cấp 1.
1.4. Kiểu 4 (phân cành cấp 1 theo tầng tán)
Ngoài ra, việc tỉa cành tạo tán cấp 1 có thể theo tầng tán bắt đầu ngay từ khi cây còn non, bằng cách tạo thành 04 tầng tán, mỗi tầng cách nhau 1,2m, khống chế độ cao của cây khoảng 5m để hạn chế nghiêng, đổ cây do gió, bão và tăng khả năng quang hợp.
Mỗi năm tỉa giữ lại 2/3 lượng cành và cắt hết cành nhỏ, các cành ở giữa 2 tầng tán và khi đó sẽ kích thích ra hoa quả từ đoạn còn lại. Cắt tạo cành cấp 2, 3
Khi các cành cấp 1, 2 khoảng 30 – 35cm thì tiếp tục bấm ngọn chỉ giữ lại 2 – 4 cành cấp 2, 3 khỏe mạnh và tạo với cành cấp 1 một góc 30 – 350. Các cấp tiếp theo để tự nhiên, nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu, bảo đảm cho sự thông thoáng bên trong tán.
2. CHĂM SÓC THỜI KỲ KINH DOANH (TỪ NĂM THỨ 5 TRỞ ĐI)
2.1. Cắt tỉa cành, vệ sinh vườn cây
a. Chuẩn bị dụng cụ: Kéo cắt cành, kìm, cưa cầm tay, cưa xăng, ghế cao, thang dài, keo liền sẹo.
b. Thời điểm cắt tỉa cành: Tập trung chủ yếu ngay sau khi thu hoạch quả (khoảng tháng 10 – 11 hàng năm); Cuối tháng 4 – 9 khi cây đã có quả có thể tỉa cành không ra quả; hạn chế tỉa cành từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau
c. Kỹ thuật tỉa cành tạo tán
Xem xét kỹ lưỡng cấu trúc tổng thể của tán cây trước khi cắt tỉa.
Tỉa cành sau khi thu hoạch: Hàng năm, sau khi thu hoạch xong tiến hành cắt bỏ phần ngọn đầu tán lá, phần cuống hoa, cuống quả còn sót lại, các cành khô, cành vóng, cành nằm trong tán và cành vượt; những cành sát mặt đất dưới 60cm, những cành bị sâu bệnh hại, lệch tán, mọc chồng chéo, đan xen nhau, những cành nhỏ, cành tăm bên trong tán.
Cắt tỉa nên bắt đầu từ phần ngọn cành khung thứ 3, cần xén mép tán (cắt xén ở đầu cành non) với diện tích khoảng 10% so với diện tích của tán cây và tạo cành tỉa cây theo hình phễu, tiếp đến là cành khung thứ 2 và sau cùng là cành khung thứ nhất.
Loại bỏ cành chọn lọc để giữ cho cây có chiều cao vừa phải và hứng ánh sáng dễ dàng hơn.
Sau khi cắt tỉa cành xong, tiến hành vệ sinh vườn cây, phun rửa cây để diệt trừ nấm bệnh (nếu có điều kiện).
2.2. Bón phân:
Giai đoạn 1: Sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành, tạo tán kết hợp bón phân gốc. Trước khi bón tiến hành đo PH của đất nếu ở ngưỡng 5,5 đến 6,5 là phù hợp nếu thấp hơn cần bón bổ sung vôi bột điều chỉnh độ PH, bón đều diện tích tán cây. Đào rãnh theo hình chính tán của cây trở vào trong tán, rộng 30 – 40cm, sâu 20 – 30cm, 25 – 50kg phân hữu cơ/phân bón ủ hoai/phân vi sinh + 1kg NPK có hàm lượng đạm cao 20-5-5 Te + Humic.
Trong quá trình bón, cần trộn đều phân với đất trước khi lấp đất (quá trình lấp đất, trộn đều phân cần xác định vùng rễ hữu hiệu của cây để thực hiện thao tác bón với mục tiêu bón đúng vị trí, đúng nhu cầu cây) giai đoạn này còn mưa nên không cần tưới.
Giai đoạn 2: tháng 11 – 12 Bón cho mỗi cây 0,3 – 0,5 kg/cây phân NPK 16-16-16 dưới góc kèm phun cho cây một đợt thuốc trừ sâu + phân bón lá để cung cấp thêm Ca, Bo, zn, Fe.., thuốc sâu để phòng trù chích hút khi cây ra hoa.
Giai đoạn 3 vào tháng 3 – 4: Khi quả đậu có đường kính từ 0,6 đến 1cm tiến hành bón cho mỗi cây 0,3 – 0,5kg/cây NPK 12-12-17 và phun thuốc trừ sâu và canxiBo lần 2 để hạn chế rụng quả non và các loại chích hút, giảm hàm lượng phân NPK vì bón nhiều có thể xốc phân gây rụng trái hàng loạt.
Giai đoạn 4 vào tháng giữa tháng 6 – 7: Quả đã to và đã tích lũy dầu và ít còn hiện tượng rụng quả bón, cần bón thêm mỗi cây 0,5 – 1kg NPK có hàm lượng K cao để tăng kích thước và phẩm chất hạt, giai đoạn này không phun phân bón lá và thuốc trừ sâu nữa.
Đơn vị tính: kg/cây/năm
Năm trồng Loại phân | Năm thứ 5 đến 9 | Năm thứ 10 trở đi |
Phân hữu cơ | 50 – 70 | 80 |
NPK (tổng hợp) | 1,5 – 2,7 | 3,0 |
Vôi bột | 1,5 – 2,0 | >2,0 |
Kali | 1,0 – 2,5 | >2,5 |
lân | 1,0 – 2,5 | >2,5 |
2.3. Tưới nước:
Đối với những nơi có mùa khô kéo dài, lượng mưa ít cần có hệ thống tưới và tiến hành tưới vào thời kỳ ra hoa và dưỡng quả, không được phun tưới lên tán cây, tránh ảnh hưởng đến hoa và việc thụ phấn của hoa.
Thời kỳ ra hoa (từ tháng 1 đến tháng 2 hàng năm): tưới từ 2 đến 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 7 – 10 ngày, với lượng nước từ 20 – 30 lít/cây, chỉ tưới vào gốc, không được tưới phun lên tán cây, tránh ảnh hưởng đến hoa và việc thụ phấn của hoa.
Thời kỳ dưỡng quả (từ tháng 3 đến tháng 4): tưới từ 2 đến 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 7 – 10 ngày với lượng nước từ 20 – 30 lít/cây, tưới vào gốc và có thể phun lên tán cây làm mát để hạn chế rụng quả.
Đối với những nơi có điều kiện thì có thể đầu tư hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước và tăng hiệu quả tưới
2.4. MỘT SỐ LƯU Ý THỜI KỲ HOA RỘ, ĐẬU QUẢ NON
Thời điểm này cần chú ý các điều kiện ngoại sinh tác động dẫn đến rụng hoa quả non như:
Dinh dưỡng mất cân đối, thừa đa lượng, thiếu vị, sâu bệnh hại (đặc biệt nấm thán thư gây đen cuống, thối cuống, rụng quả non). Mắc ca rất mẫn cảm với sự thay đổi bất thường của thời tiết và sâu bệnh như: Kiến lửa, kiến đen, rệp sáp, rệp muội, bọ xít muỗi, ấu trùng sâu non hại chùm hoa; bệnh thán thư làm đen thối phấn hoa làm giảm tỷ lệ thụ phấn, gây teo cuống và rụng quả. Thời kỳ quả non bọ xít muỗi chích làm cho bề mặt vỏ quả bị đốm đen, mã quả sấu, nhiều trường hợp quả chậm lớn hoặc phát triển lệch.
Kiểm soát côn trùng chích hút, không để côn trùng phát triển đến giai đoạn hoa rộ khó kiểm soát và việc phun thuốc lúc này sẽ làm cho hoa quả non Mắc ca rụng hàng loạt (do cấu trúc cuống hoa Mắc ca rất mảnh, mỏng, dễ bị ngộ độc bởi thuốc hóa học nhất là các nhóm thuốc xong hơi.
Các biện pháp chăm sóc bổ sung: Bổ sung dinh dưỡng dễ hấp thu qua lá, giúp hoa to khỏe, nâng cao chức năng sinh lý của hạt phấn (B, Ca, Mg, Si, Zn, Mo, Mn). Phun 1 – 2 lần, 7 ngày/lần (nếu thấy cần thiết).
2.5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN RỤNG QUẢ NON VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Về dinh dưỡng cho cây (phân bón): bởi bón sai, bón không đúng nhu cầu dinh dưỡng, bón không đúng thời điểm, không phù hợp điều kiện thời tiết đều dẫn đến hệ quả làm mất cân đối giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
Về trồng xen kẽ giữa các dòng, cần sự hiểu biết về đặc điểm ra hoa tự nhiên. Giữa các dòng trồng xen với nhau chúng phải có thời gian ra hoa gần giống nhau, chênh lệch nhau không đáng kể 7 – 10 ngày đổ lại. Trồng xen hợp lý tạo ra nhiều thuận lợi: giảm thiểu rủi ro mất mùa trước bất lợi thời tiết, có thể tận dụng được phấn chéo, tăng tỷ lệ đậu quả tự nhiên, hạn chế một phần thoái hóa giống.
Chủ động nước tưới thời điểm bắt đầu phân hóa mầm hoa. Về cơ bản, khi hoa to khỏe, đầy đủ dưỡng chất thì tỷ lệ thụ phấn thành công tăng rõ rệt. Khi bắt đầu nhú mầm hoa cần phải chủ động nước tưới, duy trì độ ẩm từ lúc phân hóa mầm hoa 70 – 80% (+/5%). Thời điểm phân hóa mầm hoa mà thiếu nước thì hoa phát triển chậm, hoa nhỏ, uốn móc, dị dạng…có thể xảy ra ở tỷ lệ nhất định. Ở thời kỳ hoa nở rộ đến đậu quả non nếu gặp mưa ẩm kéo dài, mưa có acid (nhiệt quá cao hoặc quá thấp) đều làm rụng quả non khó kiểm soát.
Cần chủ động phòng trừ sâu bệnh hại (côn trùng chích hút cuống hoa + nấm bệnh gây hại trực tiếp cuống gây đen cuống, thối cuống, đôi khi ảnh hưởng đến cả võ quả non).
Các chùm quả non vừa hình thành kích cỡ bằng hoặc nhỏ hơn hạt đậu xanh. Nếu thấy chậm lớn (1-3 ngày) kết hợp bề mặt vỏ quả không được bóng xanh tự nhiên, cuống không được khỏe thì chắc chắn sẽ rụng. Cần phải điều chỉnh hệ dinh dưỡng qua lá sao cho khi phun qua lá đạt hiệu quả hấp thu tối ưu, (Mặt trên lá hầu như không hấp thu dinh dưỡng, mặt dưới lá hấp thu tốt hơn); đồng thời bổ sung qua lá: B, Ca, Zn, Mg, Mo, Si (dạng colloidal) đạt tỷ lệ hấp thu khá cao.
PHẦN IV: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI MẮC CA
1. CÁC LOẠI SÂU HẠI CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
- Sâu hại hoa và quả:
+ Các loại sâu bướm hại hoa chủ yếu, gồm: Sâu bướm lông xanh, sâu đo hoa và các loại côn trùng khác.
+ Triệu chứng: Con trưởng thành đẻ trứng lên các chùm hoa, ấu trùng khi nở sẽ ăn các nụ hoa và kết các nụ hoa lại làm cho hoa bị khô, phân của ấu trùng và chùm hoa kết lại với nhau bằng mạng tơ do chúng tạo ra, làm cho chùm hoa sẽ bị hư hoàn toàn.
+ Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp hóa học: Kiểm soát cỏ dại, giữ khu vườn thoáng gió và sạch. Tránh lạm dụng thuốc hóa học làm chết các loại thiên địch có ích.
+ Biện pháp hóa học: Các loại thuốc hóa học trị sâu hại Mắc ca
- Bọ xít đốm quả:
+ Đặc điểm: Bọ xít trưởng thành đẻ trứng trên ngọn non, trái non, trái đang lớn. Ấu trùng và thành trùng tại vết chích lỏm tròn màu nâu đen gây rụng trái non và nhân trái đang lớn bị teo thối.
+ Triệu chứng: Bọ xít gây hại bằng cách chích và hút dịch từ vỏ quả và hạt. thời gian gây hại từ tháng 4 đến tháng 6, làm giảm sản lượng và chất lượng nhân nhiều nhất.
+ Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên vệ sinh vườn cây, kiểm tra quả xanh rụng hàng tuần để xác định mức độ thiệt hại, mức độ thiệt hại khi 5% quả xanh bị rụng ở tuần đầu tiên hoặc 25% bị hại trong các tuần tiếp theo thì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Mọt đục trái:
+ Đặc điểm hình thái: Mọt trưởng thành là bọ cánh cứng nhỏ, đầu gục về phía trước. Con cái có màu đen bóng, dài từ 1,5 – 2mm và có cánh màng. Con đực có màu nâu đen, không có cánh màng và nhỏ hơn con cái, chỉ dài 1mm.
+ Triệu chứng: Bộ phận gây hại cành, trái, hạt. Quả Mắc ca bị mọt gây hại thường có một hoặc nhiều lỗ tròn nhỏ 0,5mm.
+ Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên vệ sinh vườn trồng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Các loại sâu khác, gồm: Bọ trĩ, Rệp cam đen, Rệp đám, Rệp sáp Latan, sâu hại cành non, sâu tóc và bọ rùa.
2. CÁC LOẠI BỆNH CHỦ YẾU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
- Bệnh đốm hoa:
+ Triệu chứng đầu tiên xuất hiện một số đốm màu vàng tối trên đài hoa, sau đó cả hoa bị khô héo và rụng. Trong điều kiện mưa ẩm, những hoa bị nhiễm bệnh biến sang màu nâu xám đến đen.
+ Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc trị nấm như Daconil, Carbendazim. Khi thời tiết khô hoặc lượng mưa giảm sẽ hạn chế được bệnh này. Nên cắt tỉa cành, dọn dẹp vườn để tạo độ thông thoáng cho vườn cây.
- Bệnh đốm quả:
+ Bênh đốm quả xuất hiện từ lúc đậu quả cho tới lúc quả chín. Triệu chứng bệnh biểu hiện quả có các đốm tròn màu vàng đến nâu vàng với đường kính 5 – 10mm trên vỏ quả xanh. Chỗ bị bệnh đốm quả thì quả khó cắt ngang bằng dao sắc hơn chỗ không bị nhiễm. Bệnh tiến triển trong 18 đến 18 tuần.
+ Nguyên nhân: Do nấm gây nên
+ Biện pháp phòng trừ: phun thuốc diệt nấm khi bắt đầu xâm nhiễm.
- Bệnh loét vỏ cây:
+ Triệu chứng ở cây trưởng thành phần vỏ ở gốc bị bạc màu và bị chảy nhựa, ở cây non bị bệnh thường cằn cọc, tán lá thưa và lá bị vàng. Bệnh xâm nhập qua vết thương trên vỏ, truyền xuống phần dưới thân cây và rễ hút.
+ Nguyên nhân: Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết ẩm ướt và tạo thành những vũng nước xung quanh gốc cây, cây bị thương khi bị va đập sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
+ Biện pháp phòng trừ: Cắt những cành bị loét vỏ và bôi bết loét bằng thuốc diệt nấm có đồng và phối hợp với quét vôi trắng.
3. CHỐNG ĐỖ DO GIÓ
- Hạn chế trồng ở những nơi thường xuyên có gió lốc, bị ảnh hưởng của bão…
- Tỉa cành, tạo tán để cây thoáng gió.
- Đối với những nơi bị ảnh hưởng của gió, có nguy cơ gãy đổ, phải tiến hành chằng, chống để hạn chế thiệt hại do gió, bão gây ra.
PHỤ LỤC 2: THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
PHÒNG TRỪ SÂU HẠI MẮC CA
Tên sâu hại | Tên thương mại TBVTV | Hoạt chất được bộ NN&PTNT cho phép sử dụng theo Thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 09 năm 2020 | Ghi chú |
Mọt đục quả | Tungatin 3.6 EC | Abamectin |
|
Megashield 525EC | Acetamiprid 30g/1 + Chlopyrifos Ethyl 495g/1 | ||
Careman 40EC | Alpha-cypemethrin 2% + Chlopyrifos Ethyl 38% | ||
Apphe 40 EC | Alpha-cypemethrin 2% + Chlopyrifos Ethyl 38% | ||
Vitashield gold 600EC | Alpha-cypemethrin 50g/1 + Chlopyrifos Ethyl 545g/1 + Indoxacarb 5g/1 | ||
Bọ xít | Tungatin 3.6 EC | Abamectin |
|
Abassuper 1.8EC | Abamectin |
| |
Abatox | Abamectin |
| |
Acimetin 5EC | Abamectin |
| |
Sâu hại thân | Tungatin 3.6 EC | Abamectin |
|
Megashield 525EC | Acetamiprid 30g/1 + Chlopyrifos Ethyl 495g/1 |
| |
Vitashield gold 600EC | Alpha-cypemethrin 50g/1 + Chlopyrifos Ethyl 545g/1 + Indoxacarb 5g/1 |
| |
Abassuper 1.8EC | Abamectin |
| |
Abatox | Abamectin |
|
Rệp muội nâu đen | Tungatin 3.6 EC | Abamectin |
|
Megashield 525EC | Acetamiprid 30g/1 + Chlopyrifos Ethyl 495g/1 |
| |
Apphe 40 EC | Alpha-cypemethrin 2% + Chlopyrifos Ethyl 38% |
| |
Vitashield gold 600EC | Alpha-cypemethrin 50g/1 + Chlopyrifos Ethyl 545g/1 + Indoxacarb 5g/1 |
| |
Bọ trĩ sọc đỏ | Abanine 3.6EC | Abamectin |
|
Abagro 4.0EC | Abamectin |
| |
Abakill 3.6EC, 10WP | Abamectin |
| |
Abatox | Abamectin |
| |
Sâu cuốn lá | Apphe 40 EC | Alpha-cypemethrin 2% + Chlopyrifos Ethyl 38% |
|
Abafax 1.8EC | Abamectin |
| |
Abagold 65EC | Abamectin |
| |
Abagro 4.0EC | Abamectin |
| |
Abakill 3.6EC, 10WP | Abamectin |
| |
Sâu róm | Kuraba WP, 3.6EC | Abamectin 0.1% (3.5%) + Bacilus thuringiensis + var.kurstaki 1.9% (0.1%) |
|
Sâu đục quả | Tungatin 3.6 EC | Abamectin |
|
Megashield 525EC | Ethyl 495g/1 |
| |
Apphe 40 EC | Alpha-cypemethrin 2% + Chlopyrifos Ethyl 38% |
| |
Vitashield gold 600EC | Alpha-cypemethrin 50g/1 + Chlopyrifos Ethyl 545g/1 + Indoxacarb 5g/1 |
|
Bệnh thán thư | Agrilife 100SL | Ascorbic acid 2.5% + Citric acid 3.0% + Lactic acid 4.0% |
|
Som 5 SL | Acrylic acid 4% + Carvacrol 1% |
| |
Stargolg | Acrylic acid 40g/1 + Carvacrol 10g/1 |
| |
Envio 250SC | Azoxystrobin (min 93%) |
| |
Azony 25SC | Azoxystrobin (min 93%) |
| |
Bệnh cháy lá | Stop 5 SL, 15WP | Chitosan |
|
Kasuran 50WP | Copper Oxychloride 45% + Kasugamycin 5% |
| |
Bệnh khô hoa | Stifano 5.5SL | Cucuminoid 5% + Gingerol 0.5% |
|
Bệnh đốm quả | Hạt vàng 250SC | Iprodione (min 96%) |
|
Bệnh khô cành | Curegold 375SC | Azoxystrobin 200g/1 + Difenoconazole 125g/1 + Hexaconazole 50g/1 |
|
Zisento 77WP | Copper Oxychloride (min Cu 57.3%) |
| |
Fulvin 5SC | Hexaconazole (min 85%) |
| |
Niclosat 4SL | Ningnanmycin |
| |
Tung vali 5sl, 5WP | Validamycin (validamycin A) (min 40%) |
| |
Thối hoa héo ngọn | PN-balacide 32WP | Copper Oxychloride 17% + Streptomycin sulfate 5% + Zinc sulfate 10% |
|
Bệnh đốm lá | Agrilife 100SL | Ascorbic acid 2.5% + Citric acid 3.0% + Lactic acid 4.0% |
|
Sixoastrobin 25SC | Azoxystrobin (min 93%) |
| |
Ortiva® 600SC | Azoxystrobin 100g/1 + Chlorothalonil 500g/1 |
| |
Trobin top 325SC | Azoxystrobin 200g/1 + Difenoconazole 125g/1 |
| |
Ara-super 350SC | Azoxystrobin 200g/1 + Difenoconazole 150g/1 |
| |
Bệnh cháy lá | Stop 5SL | Chitosan |
|
Kasuran 50WP | Copper Oxychloride 45% + Kasugamycin 5% |
| |
Forliet 80WP | Fosety-aluminium (min 95%) |
| |
Bệnh xì mủ | Gekko 20SC | Amisulbrom (min 96.5%) |
|
Uppre 400SC | Azoxystrobin 250g/1 + Difenoconazole 150g/1 |
| |
Diebiala 20SC | Bismerthiazol (Sai ku zuo) (min 90%) |
| |
ARC-clench 215WP | Bismerthiazol 150g/kg + Gentamicin sulfate 15g/kg + Streptomycin sulfate 50g/kg |
| |
MAP Green 6SL | Citrus oil |
| |
Bordocop super 25WP | Copper sulfate (Tribasic) (min 98%) |
| |
Bệnh thối hoa | PN-balacide 32WP | Copper Oxychloride 17% + Streptomycin sulfate 5% + Zinc sulfate 10% |
|
Như chúng ta đều biết, Mắc ca là loại hạt rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng dầu đến hơn 80%, có mùi vị thơm ngon, béo ngậy…. Do đó, để giữ được hàm lượng dinh dưỡng, mùi vị và màu sắc của hạt mắc ca đòi hỏi một trình sản xuất rất kỹ lưỡng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình sản xuất hạt Mắc ca nhé.
Cây Mắc ca được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1857 tại rừng cây bụi ở Queensland. Tuy nhiên, loài cây này không chỉ có nguồn gốc từ khu vực từ trung vàđông nam bang Queensland mà nó còn được trồng ở phía đông bắc của bang New South Wales.
Chúng ta thường được biết hạt mắc ca qua các cửa hàng thực phẩm, các quán tạp hóa, các siêu thị,…. Mặc dù vậy, hạt mắc ca nói riêng và cây mắc ca nói chung còn có nhiều ứng dụng và hiệu quả cao trong nhiều ngành nghề khác nữa. Hãy cùng Hạt mắc Việt Nam khám phá về những tác dụng thú vị. Mà cây mắc ca có thể đem lại cho cuộc sống các bạn nhé.
Là “hoàng hậu của các loại quả khô”, hạt mắc ca (macca) thơm ngon với vị béo bùi đặc trưng và là nguồn dinh dưỡng dồi dào. Công dụng của hạt mắc ca đối với sức khỏe rất đa dạng và tuyệt vời.